Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
49907

CÁC HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 93 NĂM HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM (14/10/1930 – 14/10/2023)VÀ 69 NĂM XÂY DỰNG TRƯỞNG THÀNH CỦA HỘI NÔNG DÂN XÃ THANH SƠN (1954 - 2023)

Ngày 27/11/2023 15:45:56

CÁC HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 93 NĂM HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM (14/10/1930 – 14/10/2023)VÀ 69 NĂM XÂY DỰNG TRƯỞNG THÀNH CỦA HỘI NÔNG DÂN XÃ THANH SƠN (1954 - 2023)

LỊCH SỬ 93 NĂM HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM(14/10/1930 – 14/10/2023)VÀ 69 NĂM XÂY DỰNG TRƯỞNG THÀNH CỦA HỘI NÔNG DÂN XÃ THANH SƠN (1954 - 2023)

Đảng cộng sản Việt Nam ngay từ khi mới thành lập tháng 3 năm 1930 đã xác định “Nông dân là lực lượng to lớn của cách mạng”. Hội nghị Trung ương Đảng tháng 10 năm 1930 đã thông qua nghị quyết về việc thành lập Tổng nông Hội Đông Dương (Tên gọi đầu tiên của Hội Nông dân Việt Nam ngày nay). Nghị quyết đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử giai cấp nông dân Việt Nam. Ngày 14/10/1930 Nông Hội đỏ, tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp ND Việt Nam chính thức được thành lập đã tổ chức, tập hợp, chỉ đạo phong trào ND dưới sự lãnh đạo của Đảng. Điều lệ Tổng nông Hội Đông Dương gồm 8 điều đã nêu rõ mục đích “Thống nhất hết thảy Tổng nông Hội Đông Dương để đấu tranh bênh vực quyền lợi hàng ngày của nông dân và để thực hiện cách mạng thổ địa”.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, HND Việt Nam không ngừng lớn mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Trải qua 93 năm phát triển và trưởng thành với nhiều hình thức, tên gọi khác nhau cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng cụ thể.

Tháng 3/1937 Trung ương Đảng họp đề ra đường lối chính trị và phương pháp tổ chức mới. Nông dân có tổ chức chính là Hội Nông dân phản đế , tổ chức thành nhiều Hội: Hội tương tế, ái hữu... đã thu hút đông đảo nông dân đấu tranh giành quyền lợi của giai cấp mình.

Hội nghị TW 8 (5/1941) khẳng định nhiệm vụ giải phóng dân tộc, tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất, thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), các đoàn thể lấy tên cứu quốc “Nông hội từ nay gọi là Việt Nam ND cứu quốc hội, thu nạp hết thảy nông dân đến cả phú nông, địa chủ muốn tranh đấu đuổi Pháp – Nhật”. Điều lệ được thông qua hội nghị gồm 11 điều, Hội nông dân cứu quốc là lực lượng to lớn của Mặt trận Việt minh, đồng thời nông dân còn chiếm đại đa số trong hầu hết các tổ chức cứu quốc ở nông thôn tạo nên lực lượng chính trị rộng lớn áp đảo kẻ thù. Từ năm 1943 với khẩu hiệu “Đoàn kết toàn dân đánh đuổi Nhật - Pháp”. Nông dân đã tham gia vào các phong trào sôi nổi với những hình thức cao như biểu tình, vũ trang đánh Nhật. Sau đảo chính Pháp (9/3/1945) phong trào “Phá kho thóc Nhật cứu đói” đã lôi cuốn hàng triệu nông dân đấu tranh trực diện với kẻ thù góp sức vào làn sóng khởi nghĩa đang cuồn cuộn trong cả nước, tạo nên khí thế cách mạng sôi sục, đưa cả nước bước vào cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945. Thành công vĩ đại của CM tháng 8 là minh chứng cho tinh thần, khả năng và vai trò cách mạng to lớn của nông dân với sự nghiệp CM của dân tộc.

Sau CM tháng 8/1945, chiến tranh ngày càng lan rộng với mức độ gay go ác liệt hơn, nhiệm vụ kháng chiến đòi hỏi phải động viên toàn thể nông dân tham gia trên tất cả các Mặt trận. Đảng và nhà nước ta chủ trương thành lập Ban chấp hành lâm thời Hội ND cứu quốc Trung ương, kiện toàn tổ chức ở cấp Trung ương, lần đầu tiên trong lịch sử phong trào nông dân và Hội nông dân Việt nam, giai cấp ND có một tổ chức Hội ở cấp Trung ương, đáp ứng nguyện vọng của nông dân: Đề ra những chương trình lớn thể hiện ở nội dung 6 cuộc vận động nông dân là: Tăng gia sản xuất, tự cấp tự túc; Nuôi dưỡng cán bộ; Xây dựng hợp tác xã; hoàn thành giảm tô, thực hiện giảm túc; đào tạo cán bộ và thanh toán nạn mù chữ.

Trong thư gửi nông dân thi đua canh tác 02/1951 Bác Hồ một lần nữa nhấn mạnh vai trò của mặt trận nông nghiệp và của nông dân – Bác viết: “Thực túc thì binh cường ,Chiến sĩ ở trước mặt trận thi đua giết giặc lập công thì đồng bào ở hậu phương phải thi đua tăng gia sản xuất:“Ruộng rẫy là chiến trường, Cuốc cày là vũ khí, Nhà nông là chiến sĩ, Hậu phương thi đua với tiền phương”.

Phong trào nông dân phát triển toàn diện và mạnh mẽ, tháng 3 năm 1951 hội nghị cán bộ nông dân toàn quốc lần thứ 2 tập trung quán triệt những nhiệm vụ mới của Đảng để lãnh đạo, chỉ đạo phong trào nông dân và xây dựng tổ chức Hội đáp ứng yêu cầu của cách mạng với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, Nông dân cả nước hăng hái tham gia phong trào thi đua ái quốc sản xuất lập công đề cao chiến sỹ do Đảng và Chính phủ phát động.

Giai cấp nông dân và Hội nông dân đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và thắng lợi của hội nghị Giơnevơ năm 1954 mở ra thời kỳ mới trong lịch sử CM Việt Nam: Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng bước vào thời kỳ quá độ tiến lên CNXH; ở Miền Nam phong trào đấu tranh chính trị của nông dân diễn ra hết sức mạnh mẽ quyết liệt, các làng xã chiến đấu được hình thành và phát triển. Sau khi Mặt trận giải phóng miền Nam việt Nam được thành lập, ngày 21-04-1961 Hội Nông dân giải phóng Miền Nam Việt Nam chính thức được thành lập và là thành viên của Mặt trận dân tộc giải phóng. Những thành tích to lớn Hội nông dân Miền Nam đạt được là phát triển thế trận chiến tranh du kích, đánh địch, bảo vệ vùng giải phóng, vùng căn cứ và là lực lượng chủ yếu trên mặt trận sản xuất đảm bảo đời sống và cung cấp hậu cần cho bộ đội. Hội là người tập hợp, vận động, tuyên truyền nông dân thực hiện đúng đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng và tiến tới “tổng tiến công” mùa Xuân năm 1975 giành thắng lợi trọn vẹn, đất nước thống nhất, Nam- Bắc sum họp một nhà.

Để phát huy vai trò của tổ chức Hội Nông dân trong sự nghiệp cách mạng mới, bộ chính trị quyết định thành lập tổ chức thống nhất của nông dân lao động trong cả nước có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở, lấy tên là Hội liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam. Chỉ thị số 28 ngày 27-09-1979 của Ban bí thư khẳng định Hội liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam là tổ chức quần chúng rộng rãi của nông dân lao động trong cả nước, Hội có nhiệm vụ tập hợp đoàn kết nông dân để giáo dục, vận động nông dân thực hiện các chủ chương chính sách của Đảng và nhà nước ta, hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN ở Miền Bắc và cải tạo XHCN đối với nông nghiệp Miền Nam, đưa nông thôn tiến lên CNXH.

Hội liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam được thành lập có ý nghĩa chính trị to lớn, ở Miền Bắc sau nhiều năm không có tổ chức Hội nay giai cấp nông dân cả nước có tổ chức thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Tổ chức Hội nông dân phát triển được Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều hơn, tháng 9 năm 1981 Ban bí thư ra chỉ thị số 116/CT-TW về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Hội liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam đồng thời quyết định cho ban hành điều lệ Hội và mở Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Hội liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam; Ngày 24/01/1998 Thủ tướng Chính phủ ra QĐ số 17/1998/QĐ-TTg ban hành quy định trách nhiệm của các bộ, các cấp chính quyền trong việc tạo điều kiện để các cấp HND Việt Nam hoạt động có hiệu quả; Ngày 25/12/2000 Bộ chính trị ra chỉ thị số 59 CT/TƯ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với HNDVN trong thời kỳ CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Ngày 01-03-1988 Ban bí thư Trung ương Đảng quyết định đổi tên thành Hội nông dân Việt Nam. Đại hội đại biểu Hội Nông dân Việt Nam lần thứ nhất diễn ra ngày 28-29/03/1988 tại Hà Nội. Nghị quyết Đại hội khẳng định Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị- xã hội rộng lớn của giai cấp nông dân, đoàn kết chặt chẽ với các tổ chức thành viên khác trong MTTQ Việt Nam, quyết tâm tiến theo ngọn cờ chủ nghĩa Mác- Lê nin, tiến theo con đường cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản việt Nam.

Từ đó đến nay Hội Nông dân Việt Nam đã trải qua 7 kỳ Đại hội và 3 lần sửa đổi Điều lệ. Giai cấp nông dân nước ta chiếm khoảng 70% dân số cả nước, không chỉ là lực lượng lao động hùng hậu, có vai trò quyết định đối với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội ở nông thôn mà còn là lực lượng cách mạng to lớn góp phần quan trọng vào sự thành bại chung của cả dân tộc.

***

Thanh Hoá là tỉnh sớm có phong trào nông dân: Tổ chức Nông Hội đỏ được thành lập ngay trong những năm 1930. Với 200 hội viên ở một số làng thuộc huyện Thọ Xuân, Thiệu Hoá, Đông Sơn…Từ ngày thành lập đến nay đã trãi qua X lần Đại hội. HND Thanh Hoá luôn luôn tỏ rõ vai trò là lực lượng nòng cốt trong đội quân chủ lực của các phong trào cách mạng của nông dân và nông thôn Thanh Hoá, tiêu biểu cho truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất, dũng cảm của con người xứ Thanh.

Ngay những ngày đầu là cuộc đấu tranh của nông dân Yên Trường đòi chia lại công điền công thổ, do bọn thống lý chiếm đoạt, cuộc đấu tranh của làng Chi Tiến- Thọ Xuân chống lại tri phủ bắt phu đắp đường ấp Quan Thành, cuộc đấu tranh của 600 nông dân Yên Định đòi trả tự do cho tù chính trị và nhiều cuộc đấu tranh khác.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đuổi Nhật và chống Mỹ cứu nước, nông dân Thanh Hoá vừa bảo đảm công việc hậu phương vừa đáp ứng yêu cầu chi viện cho tiền tuyến.

Toàn tỉnh đã có 60 vạn thanh niên nông thôn vào bộ đội và hàng vạn TNXP, 90% gia đình nông thôn có con em đi bộ đội. Chiến dịch Điện biên phủ đã huy động 12 vạn nông dân tham gia vận chuyển trên 50% lương thực, thực phẩm phục vụ chiến dịch.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước nông dân Thanh Hoá đã cùng với quân và dân trong tỉnh tổ chức chiến đấu và phục vụ chiến đấu, bắn rơi 81 máy bay, bắn chìm 12 tàu chiến, hàng vạn nông dân tham gia bảo đảm giao thông, thông suốt, chi viện 23.522 tấn lương thực, thực phẩm gửi tới đồng bào Miền Nam ruột thịt và con em đồng bào sơ tán.

Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Hội Nông dân Thanh Hoá đã bám chắc các mục tiêu KT – XH – QPAN. Tổ chức phong trào hành động của ND, tiêu biểu là: Phong trào Hộ nông dân thi đua SXKDG, đoàn kết tương trợ giúp nhau xoá đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Phong trào do HND Thanh Hoá đề xướng nay trở thành phong trào lớn của nông dân cả nước.

Các hoạt động chuyển giao KHKT, thực hiện quy chế dân chủ, tham gia công tác xoá đói giảm nghèo, phòng chống TNXH, vệ sinh môi trường, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Được các cấp HND trong tỉnh tích cực phối hợp cùng với các cấp Chính quyền, các Đoàn thể nhân dân tổ chức thực hiện trở thành phong trào cách mạng của nông dân ở nông thôn, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị theo tinh thần Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ đề ra.
Dưới đây là mốt số hoạt động của hội nông dân xã Thanh
Sơn trong việc tham gia phát triển kinh tế, xã hội của địa phương


nuôi bò.jpg

ảnh: Đ/c Lê quang Trí- CT HND trao bò cho các hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn


măng tây 2.jpg
Ảnh: Đ/c Lê QuangTrí - CT HND thăm mô hình măng tây của hộ gia đình anh Đậu Văn Hải thôn phúc lý

2.jpg

Ảnh: Hội nông dân phối hợp với Hội LHPN, ĐTN tỏ chức giải bóng chuyển hơi chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày thành lập hội

CÁC HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 93 NĂM HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM (14/10/1930 – 14/10/2023)VÀ 69 NĂM XÂY DỰNG TRƯỞNG THÀNH CỦA HỘI NÔNG DÂN XÃ THANH SƠN (1954 - 2023)

Đăng lúc: 27/11/2023 15:45:56 (GMT+7)

CÁC HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 93 NĂM HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM (14/10/1930 – 14/10/2023)VÀ 69 NĂM XÂY DỰNG TRƯỞNG THÀNH CỦA HỘI NÔNG DÂN XÃ THANH SƠN (1954 - 2023)

LỊCH SỬ 93 NĂM HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM(14/10/1930 – 14/10/2023)VÀ 69 NĂM XÂY DỰNG TRƯỞNG THÀNH CỦA HỘI NÔNG DÂN XÃ THANH SƠN (1954 - 2023)

Đảng cộng sản Việt Nam ngay từ khi mới thành lập tháng 3 năm 1930 đã xác định “Nông dân là lực lượng to lớn của cách mạng”. Hội nghị Trung ương Đảng tháng 10 năm 1930 đã thông qua nghị quyết về việc thành lập Tổng nông Hội Đông Dương (Tên gọi đầu tiên của Hội Nông dân Việt Nam ngày nay). Nghị quyết đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử giai cấp nông dân Việt Nam. Ngày 14/10/1930 Nông Hội đỏ, tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp ND Việt Nam chính thức được thành lập đã tổ chức, tập hợp, chỉ đạo phong trào ND dưới sự lãnh đạo của Đảng. Điều lệ Tổng nông Hội Đông Dương gồm 8 điều đã nêu rõ mục đích “Thống nhất hết thảy Tổng nông Hội Đông Dương để đấu tranh bênh vực quyền lợi hàng ngày của nông dân và để thực hiện cách mạng thổ địa”.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, HND Việt Nam không ngừng lớn mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Trải qua 93 năm phát triển và trưởng thành với nhiều hình thức, tên gọi khác nhau cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng cụ thể.

Tháng 3/1937 Trung ương Đảng họp đề ra đường lối chính trị và phương pháp tổ chức mới. Nông dân có tổ chức chính là Hội Nông dân phản đế , tổ chức thành nhiều Hội: Hội tương tế, ái hữu... đã thu hút đông đảo nông dân đấu tranh giành quyền lợi của giai cấp mình.

Hội nghị TW 8 (5/1941) khẳng định nhiệm vụ giải phóng dân tộc, tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất, thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), các đoàn thể lấy tên cứu quốc “Nông hội từ nay gọi là Việt Nam ND cứu quốc hội, thu nạp hết thảy nông dân đến cả phú nông, địa chủ muốn tranh đấu đuổi Pháp – Nhật”. Điều lệ được thông qua hội nghị gồm 11 điều, Hội nông dân cứu quốc là lực lượng to lớn của Mặt trận Việt minh, đồng thời nông dân còn chiếm đại đa số trong hầu hết các tổ chức cứu quốc ở nông thôn tạo nên lực lượng chính trị rộng lớn áp đảo kẻ thù. Từ năm 1943 với khẩu hiệu “Đoàn kết toàn dân đánh đuổi Nhật - Pháp”. Nông dân đã tham gia vào các phong trào sôi nổi với những hình thức cao như biểu tình, vũ trang đánh Nhật. Sau đảo chính Pháp (9/3/1945) phong trào “Phá kho thóc Nhật cứu đói” đã lôi cuốn hàng triệu nông dân đấu tranh trực diện với kẻ thù góp sức vào làn sóng khởi nghĩa đang cuồn cuộn trong cả nước, tạo nên khí thế cách mạng sôi sục, đưa cả nước bước vào cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945. Thành công vĩ đại của CM tháng 8 là minh chứng cho tinh thần, khả năng và vai trò cách mạng to lớn của nông dân với sự nghiệp CM của dân tộc.

Sau CM tháng 8/1945, chiến tranh ngày càng lan rộng với mức độ gay go ác liệt hơn, nhiệm vụ kháng chiến đòi hỏi phải động viên toàn thể nông dân tham gia trên tất cả các Mặt trận. Đảng và nhà nước ta chủ trương thành lập Ban chấp hành lâm thời Hội ND cứu quốc Trung ương, kiện toàn tổ chức ở cấp Trung ương, lần đầu tiên trong lịch sử phong trào nông dân và Hội nông dân Việt nam, giai cấp ND có một tổ chức Hội ở cấp Trung ương, đáp ứng nguyện vọng của nông dân: Đề ra những chương trình lớn thể hiện ở nội dung 6 cuộc vận động nông dân là: Tăng gia sản xuất, tự cấp tự túc; Nuôi dưỡng cán bộ; Xây dựng hợp tác xã; hoàn thành giảm tô, thực hiện giảm túc; đào tạo cán bộ và thanh toán nạn mù chữ.

Trong thư gửi nông dân thi đua canh tác 02/1951 Bác Hồ một lần nữa nhấn mạnh vai trò của mặt trận nông nghiệp và của nông dân – Bác viết: “Thực túc thì binh cường ,Chiến sĩ ở trước mặt trận thi đua giết giặc lập công thì đồng bào ở hậu phương phải thi đua tăng gia sản xuất:“Ruộng rẫy là chiến trường, Cuốc cày là vũ khí, Nhà nông là chiến sĩ, Hậu phương thi đua với tiền phương”.

Phong trào nông dân phát triển toàn diện và mạnh mẽ, tháng 3 năm 1951 hội nghị cán bộ nông dân toàn quốc lần thứ 2 tập trung quán triệt những nhiệm vụ mới của Đảng để lãnh đạo, chỉ đạo phong trào nông dân và xây dựng tổ chức Hội đáp ứng yêu cầu của cách mạng với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, Nông dân cả nước hăng hái tham gia phong trào thi đua ái quốc sản xuất lập công đề cao chiến sỹ do Đảng và Chính phủ phát động.

Giai cấp nông dân và Hội nông dân đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và thắng lợi của hội nghị Giơnevơ năm 1954 mở ra thời kỳ mới trong lịch sử CM Việt Nam: Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng bước vào thời kỳ quá độ tiến lên CNXH; ở Miền Nam phong trào đấu tranh chính trị của nông dân diễn ra hết sức mạnh mẽ quyết liệt, các làng xã chiến đấu được hình thành và phát triển. Sau khi Mặt trận giải phóng miền Nam việt Nam được thành lập, ngày 21-04-1961 Hội Nông dân giải phóng Miền Nam Việt Nam chính thức được thành lập và là thành viên của Mặt trận dân tộc giải phóng. Những thành tích to lớn Hội nông dân Miền Nam đạt được là phát triển thế trận chiến tranh du kích, đánh địch, bảo vệ vùng giải phóng, vùng căn cứ và là lực lượng chủ yếu trên mặt trận sản xuất đảm bảo đời sống và cung cấp hậu cần cho bộ đội. Hội là người tập hợp, vận động, tuyên truyền nông dân thực hiện đúng đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng và tiến tới “tổng tiến công” mùa Xuân năm 1975 giành thắng lợi trọn vẹn, đất nước thống nhất, Nam- Bắc sum họp một nhà.

Để phát huy vai trò của tổ chức Hội Nông dân trong sự nghiệp cách mạng mới, bộ chính trị quyết định thành lập tổ chức thống nhất của nông dân lao động trong cả nước có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở, lấy tên là Hội liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam. Chỉ thị số 28 ngày 27-09-1979 của Ban bí thư khẳng định Hội liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam là tổ chức quần chúng rộng rãi của nông dân lao động trong cả nước, Hội có nhiệm vụ tập hợp đoàn kết nông dân để giáo dục, vận động nông dân thực hiện các chủ chương chính sách của Đảng và nhà nước ta, hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN ở Miền Bắc và cải tạo XHCN đối với nông nghiệp Miền Nam, đưa nông thôn tiến lên CNXH.

Hội liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam được thành lập có ý nghĩa chính trị to lớn, ở Miền Bắc sau nhiều năm không có tổ chức Hội nay giai cấp nông dân cả nước có tổ chức thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Tổ chức Hội nông dân phát triển được Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều hơn, tháng 9 năm 1981 Ban bí thư ra chỉ thị số 116/CT-TW về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Hội liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam đồng thời quyết định cho ban hành điều lệ Hội và mở Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Hội liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam; Ngày 24/01/1998 Thủ tướng Chính phủ ra QĐ số 17/1998/QĐ-TTg ban hành quy định trách nhiệm của các bộ, các cấp chính quyền trong việc tạo điều kiện để các cấp HND Việt Nam hoạt động có hiệu quả; Ngày 25/12/2000 Bộ chính trị ra chỉ thị số 59 CT/TƯ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với HNDVN trong thời kỳ CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Ngày 01-03-1988 Ban bí thư Trung ương Đảng quyết định đổi tên thành Hội nông dân Việt Nam. Đại hội đại biểu Hội Nông dân Việt Nam lần thứ nhất diễn ra ngày 28-29/03/1988 tại Hà Nội. Nghị quyết Đại hội khẳng định Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị- xã hội rộng lớn của giai cấp nông dân, đoàn kết chặt chẽ với các tổ chức thành viên khác trong MTTQ Việt Nam, quyết tâm tiến theo ngọn cờ chủ nghĩa Mác- Lê nin, tiến theo con đường cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản việt Nam.

Từ đó đến nay Hội Nông dân Việt Nam đã trải qua 7 kỳ Đại hội và 3 lần sửa đổi Điều lệ. Giai cấp nông dân nước ta chiếm khoảng 70% dân số cả nước, không chỉ là lực lượng lao động hùng hậu, có vai trò quyết định đối với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội ở nông thôn mà còn là lực lượng cách mạng to lớn góp phần quan trọng vào sự thành bại chung của cả dân tộc.

***

Thanh Hoá là tỉnh sớm có phong trào nông dân: Tổ chức Nông Hội đỏ được thành lập ngay trong những năm 1930. Với 200 hội viên ở một số làng thuộc huyện Thọ Xuân, Thiệu Hoá, Đông Sơn…Từ ngày thành lập đến nay đã trãi qua X lần Đại hội. HND Thanh Hoá luôn luôn tỏ rõ vai trò là lực lượng nòng cốt trong đội quân chủ lực của các phong trào cách mạng của nông dân và nông thôn Thanh Hoá, tiêu biểu cho truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất, dũng cảm của con người xứ Thanh.

Ngay những ngày đầu là cuộc đấu tranh của nông dân Yên Trường đòi chia lại công điền công thổ, do bọn thống lý chiếm đoạt, cuộc đấu tranh của làng Chi Tiến- Thọ Xuân chống lại tri phủ bắt phu đắp đường ấp Quan Thành, cuộc đấu tranh của 600 nông dân Yên Định đòi trả tự do cho tù chính trị và nhiều cuộc đấu tranh khác.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đuổi Nhật và chống Mỹ cứu nước, nông dân Thanh Hoá vừa bảo đảm công việc hậu phương vừa đáp ứng yêu cầu chi viện cho tiền tuyến.

Toàn tỉnh đã có 60 vạn thanh niên nông thôn vào bộ đội và hàng vạn TNXP, 90% gia đình nông thôn có con em đi bộ đội. Chiến dịch Điện biên phủ đã huy động 12 vạn nông dân tham gia vận chuyển trên 50% lương thực, thực phẩm phục vụ chiến dịch.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước nông dân Thanh Hoá đã cùng với quân và dân trong tỉnh tổ chức chiến đấu và phục vụ chiến đấu, bắn rơi 81 máy bay, bắn chìm 12 tàu chiến, hàng vạn nông dân tham gia bảo đảm giao thông, thông suốt, chi viện 23.522 tấn lương thực, thực phẩm gửi tới đồng bào Miền Nam ruột thịt và con em đồng bào sơ tán.

Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Hội Nông dân Thanh Hoá đã bám chắc các mục tiêu KT – XH – QPAN. Tổ chức phong trào hành động của ND, tiêu biểu là: Phong trào Hộ nông dân thi đua SXKDG, đoàn kết tương trợ giúp nhau xoá đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Phong trào do HND Thanh Hoá đề xướng nay trở thành phong trào lớn của nông dân cả nước.

Các hoạt động chuyển giao KHKT, thực hiện quy chế dân chủ, tham gia công tác xoá đói giảm nghèo, phòng chống TNXH, vệ sinh môi trường, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Được các cấp HND trong tỉnh tích cực phối hợp cùng với các cấp Chính quyền, các Đoàn thể nhân dân tổ chức thực hiện trở thành phong trào cách mạng của nông dân ở nông thôn, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị theo tinh thần Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ đề ra.
Dưới đây là mốt số hoạt động của hội nông dân xã Thanh
Sơn trong việc tham gia phát triển kinh tế, xã hội của địa phương


nuôi bò.jpg

ảnh: Đ/c Lê quang Trí- CT HND trao bò cho các hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn


măng tây 2.jpg
Ảnh: Đ/c Lê QuangTrí - CT HND thăm mô hình măng tây của hộ gia đình anh Đậu Văn Hải thôn phúc lý

2.jpg

Ảnh: Hội nông dân phối hợp với Hội LHPN, ĐTN tỏ chức giải bóng chuyển hơi chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày thành lập hội